Tình trạng táo bón xảy ra khi bé bắt đầu ăn dặm là tình trạng thường gặp. Vậy trẻ 6 tháng ăn dặm bị táo bón do đâu, cách khắc phục như thế nào. Những băn khoăn đó của mẹ sẽ được “gỡ rối” ngay trong bài viết dưới đây.
1. Vì sao trẻ 6 tháng ăn dặm bị táo bón?
Táo bón là tình trạng rất dễ xảy ra khi bé bắt đầu ăn dặm. Nếu thấy bé ít đi đại tiện hoặc mất nhiều thời gian đi vệ sinh hơn bình thường, rất có thể do những nguyên nhân sau đây:
- Chế độ ăn thiếu hợp lý: Chế độ ăn dặm thiếu hoặc thừa chất có thể gây ra hiện tượng táo bón. Ví dụ như nếu trẻ nạp quá nhiều chất béo, tinh bột và ít chất xơ, khoáng chất thì sẽ rất khó tránh khỏi tình trạng táo bón.
- Tỷ lệ sữa công thức bị sai: Thời gian đầu khi bắt đầu ăn dặm, dinh dưỡng chính của các bé vẫn đến từ sữa. Với các bé sử dụng sữa công thức, nếu mẹ pha sữa sai công thức có thể dẫn tới nóng trong và táo bón ở bé. Bên cạnh đó, tự ý bổ sung nước trái cây, đường hoặc ngũ cốc vào trong sữa với tâm lý “đủ chất” cũng có thể dễ khiến bé bị rối loạn tiêu hóa.
- Hệ tiêu hóa chưa kịp thích nghi: Đa phần các trường hợp trẻ 6 tháng ăn dặm bị táo bón thường do hệ tiêu hóa chưa kịp thích nghi. Đồ ăn dặm sẽ chứa nhiều chất và khó hấp thụ hơn so với sữa mẹ do ở dạng đặc. Vì thế hệ tiêu hóa sẽ phải làm việc nhiều hơn, dễ dẫn tới tình trạng táo bón.
- Thói quen vận động: Các bé ít vận động, thường xuyên nằm hoặc ngồi quá lâu cũng có nguy cơ dễ bị mắc táo bón.
- Bệnh lý đường ruột: Các bệnh lý đường ruột cũng có thể gây ra tình trạng táo bón ở trẻ mới bắt đầu ăn dặm.
Kết luận: Tình trạng trẻ 6 tháng ăn dặm bị táo bón có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân bệnh lý hay do chế độ dinh dưỡng. Tần suất đại tiện của bé cũng thay đổi ít nhiều. Một số trẻ táo bón còn gặp tình trạng ị són ra quần. Để đảm bảo vệ sinh và giữ cho da bé không bị hăm, viêm mẹ cần chọn bỉm mỏng thoáng cho bé và chú ý khi bé đi vệ sinh.
Tình trạng táo bón có thể xuất hiện khi bé bắt đầu ăn dặm
2. Cách phòng ngừa táo bón cho trẻ đang ăn dặm
Táo bón lâu ngày có thể khiến bé không chỉ chán ăn, bỏ bữa mà còn tác động xấu tới sức khỏe như tích tụ độc tố, đau rát hậu môn, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa…Vì vậy ba mẹ có thể chủ động phòng ngừa táo bón cho bé trong giai đoạn này theo những hướng dẫn dưới đây:
Chế độ ăn uống:
- Mẹ hãy tích cực bổ sung thêm các dưỡng chất có lợi cho hệ tiêu hóa vào bữa ăn cho bé như chất xơ, khoáng chất…cố gắng cân bằng giữa các chất.
- Với trẻ 6 tháng ăn dặm bị táo bón cho hệ tiêu hóa chưa thể thích nghi mẹ có thể ưu tiên chế biến món ăn ở dạng mềm, lỏng và sau đó mới chuyển dần sang dạng cứng, đặc.
- Mẹ nên tập cho bé uống nước mỗi ngày để hỗ trợ làm mềm phân và cải thiện tình trạng táo bón.
Cho bé vận động: Ba mẹ có thể hướng dẫn hoặc cùng con vận động nhẹ nhàng để thúc đẩy đường ruột hoạt động.
Cân bằng dưỡng chất trong bữa ăn giúp hạn chế táo bón ở trẻ
3. Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị táo bón
Các bé bị táo bón sẽ trở nên khó chịu, quấy khóc và mệt mỏi hơn bình thường. Ba mẹ có thể tham khảo ngay những lưu ý khi chăm sóc dưới đây để cải thiện tình trạng táo bón cho bé nhé:
- Massage nhẹ nhàng vùng bụng cho bé. Mẹ có thể bắt đầu bằng động tác xoa bụng cho bé theo chiều từ ngực đi xuống và dùng lòng bàn tay ấn nhẹ xuống.
- Tần suất đại tiện của các bé bị táo bón sẽ có ít nhiều sự xáo trộn, một số trường hợp có hiện tượng són ra quần. Vì vậy mẹ nên chọn cho bé loại bỉm quần phù hợp. Để biết bỉm quần loại nào tốt nhất, mẹ có thể đánh giá dựa trên các tiêu chí như chất liệu, khả năng thấm hút, thoáng khí, chống tràn….
- Cho bé tắm nước ấm cũng sẽ kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
Trẻ 6 tháng ăn dặm bị táo bón là vấn đề thường gặp, vì vậy mẹ không cần quá lo lắng. Bên cạnh đó, chủ động tìm hiểu nguyên nhân, cách khắc phục và chăm sóc sẽ là chìa khóa giúp bé dễ dàng vượt qua các vấn đề tiêu hóa và phát triển khỏe mạnh.